Bạn đã biết sự khác nhau giữa JEANS VÀ DENIM chưa?
Như chúng ta đã biết jeans và denim là hai món đồ quen thuộc của mỗi người và ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
Chính vì vậy hôm nay, GENVIET sẽ cho bạn cái nhìn bao quát hơn về sự khác nhau giữa JEANS và DENIM.
Nguồn gốc của cái tên Denim
Từ “denim” được bắt nguồn từ một loại vải có tên “Serge de Nimes” được làm ở thành phố Nimes của Pháp. Vải denim được sử dụng tại Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và được nhuộm màu chàm tạo để tạo ra những chiếc quần jeans xanh (blue jeans).
Denim bản chất là loại vải thô, chất bền được dệt chéo từ sợi chàm chạy dọc và các sợi trắng chạy ngang vậy nên bề mặt của denim sẽ có những đường chéo một mặt là màu xanh còn mặt còn lại là màu trắng. Lý do mà denim lại có một mặt màu trắng còn một mặt màu xanh là do khi dệt sợi denim, phần sợi dọc ở mặt ngoài được nhuộm màu, sợi còn lại thì không nhuộm sẽ được dệt vào trong. Denim thường được sử dụng để tạo nên các mẫu áo khoác, chân váy, phụ kiện khác…
Nguồn gốc của tên gọi Jeans
Trong khi đó thì tên gọi “jeans” xuất phát từ cách gọi “Genes” của người Pháp đối với thành phố Genoa của Italy. Thành phố này là nơi sản xuất những chiếc quần bằng vải cotton và do đó jeans trở thành tên gọi cho những chiếc quần làm từ vải cotton.
Vải denim ban đầu được nhuộm từ nhựa cây Indigofera tinctoria hay tên gọi khác là Indigo (cây chàm). Ngày nay người ta nhuộm vải denim bằng màu tổng hợp và nhuộm nhiều lần để màu được bền.
Vải denim ban đầu có chất liệu là 100% cotton, tuy nhiên do nhu cầu về nhiều loại dáng quần khác nhau, đặc biệt là đối với quần jeans nữ, do đó người ta trộn thêm các loại sợi khác vào để tăng tính co giãn của vải. Tùy thuộc vào mức độ co giãn mà thành phần sợi trộn vào vải denim khác nhau, các loại sợi thường được trộn vào gồm polyester hoặc spandex, trong đó sợi spandex đóng vai trò quyết định trong việc co giãn của quần jeans.
Sự khác nhau giữa jeans và denim
Sự khác biệt rõ ràng nhất của hai loại vải này chính là nằm ở cách nhuộm.
Denim được dệt từ các sợi đã được nhuộm trước đó nên sẽ có một mặt màu và một mặt trắng. Denim là một loại vải được dệt từ sợi bông. Các sợi bông đã nhuộm màu (thường là màu chàm – indigo) được dệt thành các sợi dọc, trong khi các sợi bông trắng được dệt thành các sợi ngang. Cách dệt này khiến cho vải denim có màu xanh ở một mặt và màu trắng ở mặt còn lại.
Còn vải jeans sẽ được duyệt chủ yếu từ các sợi trắng sau đó mới mang tấm vải đi nhuộm.
Cả jean và denim cùng là tên của loại vải được dùng để sản xuất quần jeans, tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất của hai loại vải này nằm ở cách nhuộm.
Denim và jeans thường bị lẫn lộn với nhau vì sự phổ biến mà chất liệu mang lại. Tuy nhiên, Jeans thường được dùng để chỉ các loại trang phục như áo khoác jeans, quần jeans mà chúng ta vẫn thường sử dụng hằng ngày. Những chiếc quần jeans có thể gọi là denim, tuy nhiên denim lại không chỉ dùng riêng cho quần mà còn dùng để chỉ các sản phẩm khác như áo khoác hay chân váy.
Bảo quản jeans và denim như thế nào?
Yếu tố cần chú trọng đầu tiên khi bảo quản trang phục jeans và denim chính là màu sắc và độ bền. Vì tính chất được nhuộm màu thế nên bạn không nên giặt chung những quần áo làm từ chất liệu này với những quần áo có màu sáng để tránh bị nhuộm màu trang phục khác.
- Không nên dùng bột giặt thông thường bởi vải denim sẽ có bề mặt bám hơn, thế nên bột giặt sẽ không hòa tan hẳn từ đó gây ra tình trạng phai màu ảnh hưởng đến sợi vải.
- Không nên giặt nhiều lần bởi jeans và denim sẽ nhanh bị phai màu.
- Sau khi mua, hãy pha nước lạnh với muối ít nhất 12 tiếng, xả sạch và sau đó hãy mặc ít nhất một tuần mới giặt lại để bảo quản sản phẩm tốt nhất.
Hi vọng, với những thông tin về jeans và denim sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để phân biệt hai chất liệu này.