Dù có là “tín đồ yêu jeans” hay không thì chắc hẳn ai cũng có ít nhất một chiếc quần jeans trong tủ đồ. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc, quần jeans có từ khi nào? Do ai sáng chế? Các bước tạo nên một chiếc quần jeans? Hãy để Genviet Jeans bật mí cho bạn những chuyện chưa kể về chiếc quần jeans trong tủ đồ của bạn nhé!

Quần jeans có từ khi nào?

Khái niệm “jeans” lần đầu được sử dụng vào những năm 1600s để miêu tả loại trang phục làm việc thô sơ dành cho phụ nữ. Thế nhưng mãi đến thế kỷ 19, khi người dân Mỹ đổ xô đến California để đào vàng, chiếc quần jeans đầu tiên mới chính thức ra đời, bởi “đôi bạn cùng tiến” Jacob Davis–một thợ may và Levis Strauss–một thợ máy. 

Trước khi sáng chế ra chiếc quần jeans đầu tiên, Strauss là người chuyên bán vải lều, quần áo lao động, và các thiết bị mà thợ đào vàng cần. Năm 1873, Davis tìm đến Strauss và bày tỏ ý tưởng làm ra một loại quần áo lao động mang tính chống chịu cao hơn bằng cách thêm đinh tác, kéo khóa vào các vị trí như viền túi, vốn rất dễ rách. 

Thế là cùng với nhau, Davis và Strauss tạo ra thứ mà họ gọi là “Waist Overalls” (hay còn gọi là quần yếm). Sau này, chiếc quần này được gọi là jeans. Từ một loại trang phục có độ bền cao cho người đào vàng, jeans nhanh chóng trở thành “đồng phục” của thế kỷ 20.

 

Chất liệu vải làm quần jeans.

Hai loại vải này được làm từ sợi bông (cotton). Về sau khi nhu cầu và xu hướng thời trang khiến jeans trở nên phổ biến hơn, chúng được dệt thêm các sợi polyester hay spandex làm tăng độ co giãn và thoải mái khi mặc. 

Quần jeans thường được nhuộm màu xanh đậm, vì mục đích ban đầu của nó là che đi các vết bẩn trong quá trình làm việc. Màu nhuộm chủ yếu cho quần jeans là màu chàm hay indigo – sắc tố được làm từ lá chàm sấy khô rồi đem ủ lên men. Tuy nhiên, với nhu cầu may mặc cao hiện nay, hầu hết các nhà máy sử dụng màu chàm tổng hợp để tiết kiệm kinh phí giảm giá thành sản phẩm.

Quá trình sản xuất một chiếc quần jeans

Thông thường, một chiếc quần jeans thường được may từ 5 bước chính, đó là: 

  1. Dệt: Bông vải (cotton) sẽ được thu hoạch từ các cánh đồng, sau đó xử lý và se thành chỉ thô. Để dệt thành vải, cần dệt chỉ theo hai chiều dọc (warp) và ngang (weft). 

  2. Cắt: Vải may sẽ được cắt theo khuôn đã rập sẵn.

  3. Ráp: Ghép các mảnh vải thành phần sau khi chúng đã được may chi tiết.

  4. Làm sờn: Đây là công đoạn “lão hoá” chiếc quần jeans để chúng nhìn bụi bặm, sương gió hơn.

  5. Giặt và sấy: Giặt và xử lý các màu nhuộm để quần jeans bền màu hơn.

 

Vậy để có thể sở hữu những chiếc quần jeans được đảm bảo về chất lượng cũng như nguồn gốc sản xuất, thì bạn có thể tham khảo ngay những mẫu jeans mới nhất tại Thương hiệu Thời trang Genviet Jeans. 

 

Ảnh: Genviet Jeans. Nguồn bài viết: Barkers.